Ý nghĩa của quốc hiệu Văn Lang

Khoảng thế kỉ VII TCN, các vua Hùng đã dựng nên nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ nước ta. Đó là nhà nước Văn Lang. Quốc hiệu Văn Lang có ý nghĩa như thế nào? Đó là câu hỏi mà mỗi người con đất Việt muốn tìm hiểu khi nhìn lại cội nguồn dân tộc.

Nước Văn Lang năm 500 TCN
Bản đồ Nước Văn Lang năm 500 TCN

Hiện tại, ít nhất có ba cách giải thích khác nhau về ý nghĩa của quốc hiệu Văn Lang:

Cách thứ nhất cho rằng: Vì tổ tiên ta có tục xăm mình nên khi lập quốc mới nhân đó mà đặt quốc hiệu là Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích này nằm ngay trong tính phổ biến của tục xăm mình từng tồn tại trước và cả sau thời Hùng Vương hàng ngàn năm. Sách Đới Kí của Trung Quốc gọi nước ta thời Hùng Vương là “Điêu Đề” cũng không ngoài ý nghĩa này (Điêu nghĩa là chạm, xăm; đề là cái trán. Điêu Đề là xăm hình vào trán. Thực ra lúc bấy giờ, dân ta không chỉ xăm hình vào trán).

Vì tổ tiên ta có tục xăm mình nên khi lập quốc mới nhân đó mà đặt quốc hiệu là Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích này nằm ngay trong tính phổ biến của tục xăm mình từng tồn tại trước và cả sau thời Hùng Vương hàng ngàn năm. Sách của Trung Quốc gọi nước ta thời Hùng Vương là cũng không ngoài ý nghĩa này ( nghĩa là chạm, xăm; là cái trán. Điêu Đề là xăm hình vào trán. Thực ra lúc bấy giờ, dân ta không chỉ xăm hình vào trán).

Cách thứ hai cho rằng: Vì tổ tiên ta có tục nhuộm răng và ăn trầu nên mới có tên nước là Văn lang. Những người chủ trương theo cách này giải thích: hai chữ “tân lang” (nghĩa là cây cau) nói trại ra thành Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích thứ hai này chính là tính phổ biến và sự trường tồn của tục nhuộm răng và ăn trầu. Tuy nhiên, “tân lang” là từ gốc Hán mà từ gốc Hán chỉ mới xuất hiện ở nước ta bắt đầu từ thời Bắc thuộc, tức là sau sự khai sinh của Văn Lang rất nhiều thế kỉ. Vì vậy, cách giải thích này xem ra khó có thể thuyết phục được nhiều người.

Vì tổ tiên ta có tục nhuộm răng và ăn trầu nên mới có tên nước là Văn lang. Những người chủ trương theo cách này giải thích: hai chữ (nghĩa là cây cau) nói trại ra thành Văn Lang. Cơ sở thực tiễn của cách giải thích thứ hai này chính là tính phổ biến và sự trường tồn của tục nhuộm răng và ăn trầu. Tuy nhiên, là từ gốc Hán mà từ gốc Hán chỉ mới xuất hiện ở nước ta bắt đầu từ thời Bắc thuộc, tức là sau sự khai sinh của Văn Lang rất nhiều thế kỉ. Vì vậy, cách giải thích này xem ra khó có thể thuyết phục được nhiều người.

Cách thứ ba cho rằng: Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Chỗ dựa chủ yếu của những người chủ trương giải thích theo cách này là kết quả nghiên cứu của ngành Ngữ âm học lịch sử. Theo đó thì:

Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Chỗ dựa chủ yếu của những người chủ trương giải thích theo cách này là kết quả nghiên cứu của ngành . Theo đó thì:
1. Văn là người, nhóm người, tộc người, cộng đồng người,…
2. Lang là sông, đồng nghĩa với giang, với xuyên (trong âm Hán – Việt), với khoảng (trong tiếng Lào) và với kông (trong tiếng Khmer).

Ghép lại, Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông.

Lập luận của những người chủ trương giải thích theo cách thứ ba được củng cố thêm bởi kết quả của hàng loạt những cuộc khai quật khảo cổ dọc theo lưu vực sông Hồng và sông Mã. Bởi lẽ này, cách giải thích thứ ba được nhiều người tán thành nhất.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *