Hoàng thành Huế – nét kiến trúc và lịch sử
Hoàng thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805( Vua Gia Long) đến 1945( Vua Bảo Đại).
Xây dựng Hoàng Thành Huế
Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập đàn tế trời đất rồi thiết triều để lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long. Năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu là Việt Nam.
Hoàng Thành Huế được vua Gia Long khảo sát 1803 và bắt đầu khởi công xây dựng năm 1805, nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình.
Tháng 4 năm Ất Sửu (1805), triều Nguyễn khởi công xây dựng Kinh thành. Hơn 3 vạn lính và dân phu từ Quảng Bình đến Quy Nhơn đã được huy động đến Huế thi công. Ðến năm 1807 thêm 80.000 binh lính ở Thanh Nghệ và Bắc Thành được đưa vào tăng cường lao dịch ngày đêm. Ban đầu thành đắp bằng đất, gỗ ván bọc mặt ngoài. Năm Gia Long 17 (1818) mới cho xây gạch 2 mặt Tây và Nam. Hai mặt Đông và Bắc xây gạch năm 1822. Ðến năm 1832, đời Minh Mạng, việc thi công mới hoàn tất và sau đó còn được tu bổ nhiều lần.
Hoàng Thành Huế có chu vi gần 10.000m, diện tích 520 ha. Thành cao 6,6m, 10 cửa ra vào, trên thành có 24 pháo đài, ngoài thành có hệ thống hào và sông đào bảo vệ. Về phía Ðông bắc còn có một thành phụ gọi là Trấn Bình Ðài hay còn gọi là Mang Cá. Bên trong và bên ngoài kinh thành là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ, chính phụ khác nhau.
Hiện nay Hoàng Thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Một số hình ảnh của Hoàng thành Huế xưa và nay:
Cửu Đỉnh
Hiếu Lâm Các
Hưng Tổ Miếu
Điện Phụng Tiên
Kinh đô Huế
Đại Nội
Kinh thành Huế xưa
Một góc khuôn viên Đại Nội
Cổng Ngọ Môn
Cổng Ngọ Môn xưa
Cổng thành
Kinh thành Huế
Lính tùy tùng
Một góc cung Diên Thọ