Thời đội mũ rơm đi học

Ban đầu, mũ rơm được làm đơn giản từ những sợi rơm như nùn rơm nhưng bện nhỏ hơn và uốn theo hình nón, có nhiều cỡ cho từng lứa tuổi. Mũ rơm giúp cho người đội hạn chế sự sát thương của bom bi. Ngoài mũ rơm, những em học sinh thời chiến còn được cha, mẹ trang bị cho những nùn rơm nhỏ, đeo sau lưng giống như cái khiên… Những sợi rơm vàng thân thuộc đó đã trở thành hành trang cùng các em tới trường.
Ngay từ năm 1964, khi Mỹ tiến hành đánh bom miền Bắc, những chiếc mũ rơm đã được phổ biến rộng rãi. Những người từng sống và lớn lên trong thời kỳ đó hẳn ai cũng nhớ hình ảnh chiếc mũ rơm trên đầu học sinh khi cắp sách đến trường dưới làn bom đạn.
Lớp học ở sân đình, bàn ghế đơn sơ cùng chiếc nùn làm từ rơm
Lớp học ở sân đình, bàn ghế đơn sơ cùng chiếc nùn làm từ rơm
Các em học sinh nhanh chóng di chuyển vào hầm khi có báo động
Các em học sinh nhanh chóng di chuyển vào hầm khi có báo động
Chiếc mũ rơm dày, nặng và túi thuốc cá nhân trên vai mỗi học sinh khi đến trường vào những năm chiến tranh đã trở thành quen thuộc, đã tạo nên những cảm xúc cho những nhà thơ để viết nên những vần thơ đẹp. Nhưng trên hết, hình ảnh những trẻ em đầu đội mũ rơm đến trường đã cho thấy: Các em đã được chuẩn bị tâm thế để “sống chung với bom đạn chiến tranh”, biết tự phòng, chống để tự cứu mình. Có lẽ do chiến tranh hiện diện quá lâu nên trở thành quen, không còn là nỗi ám ảnh, âu lo cho mọi người, kể cả với những em nhỏ. Họ đã bình tĩnh đi qua chiến tranh…
Thời đội mũ rơm đi học
Những bức ảnh học sinh đội mũ rơm đi học nằm trong triển lãm Trẻ em thời chiến được trưng bày tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) từ ngày 1 đến 5/6. Mũ rơm đi học là phong trào của học sinh miền Bắc, ra đời trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.
Thời đội mũ rơm đi học
Học sinh, trẻ em đến trường, ra ngoài lao động đều đội mũ rơm tránh bom, đặc biệt là bom bi rất nguy hiểm. Thời kỳ chiến tranh phá hoại, Hải Phòng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bom đạn. Các lớp học ở An Hải (huyện cũ) đều có trần lợp rơm khá dày.
Thời đội mũ rơm đi học
Lớp học ở sân đình, bàn ghế đơn sơ, có thêm mũ rơm và chiếc túi cứu thương làm bạn với học trò.
Thời đội mũ rơm đi học
Học sinh trường cấp 2 Hữu Loan (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tập đan mũ rơm. Những sợi rơm bện chặt lại có thể hạn chế được sự sát thương của bom đạn, nhất là bom bi.
Thời đội mũ rơm đi học
Học sinh trường cấp 1 Minh Phương (Việt Trì) đội mũ rơm cho nhau. Chiếc mũ đi vào bài thơ Chào xuân 67 của nhà thơ Tố Hữu: Chào các em, những đồng chí của tương lai/ Mang mũ rơm đi học đường dài/ Chuyện thần kỳ dân tộc ta là vậy…
Thời đội mũ rơm đi học
Hành trang đến trường của tuổi thơ thời chiến ngoài sách vở còn có mũ rơm, cáng cứu thương, xẻng, cuốc để đào hầm.
 Học cách sơ cứu vết thương sau giờ học.
Học cách sơ cứu vết thương sau giờ học.
Thời đội mũ rơm đi học
Chiếc mũ rơm cũng không rời khi học sinh tự làm bánh mì.
Thời đội mũ rơm đi học
Học sinh đào hầm cá nhân ở khắp nơi để có thể trú ẩn bất cứ lúc nào có báo động.
Thời đội mũ rơm đi học
Hai nữ sinh ôn bài bên hầm trú ẩn.  Độc giả Nguyễn Thanh Minh chia sẻ: “Không thể quên những tháng năm tuổi thơ đã trải qua, hồn nhiên đến trường với mũ rơm trên đầu, mặc cho tiếng rít của máy bay phản lực, tiếng bom rền, tiếng súng cao xạ của bộ đội ta, từng tràng đạn đỏ lừ nối đuôi nhau phóng lên trời tạo thành một lưới lửa vây máy bay Mỹ, tiếng vo vo của mảnh đạn phòng không rơi xuống như tiếng bay của đàn ong. Rồi hò reo, chạy theo các chú bộ đội đi bắt phi công Mỹ bị bắn rơi nhảy dù dù bị người lớn cấm. Rồi trải qua những năm tháng gian khổ chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới. Để rồi sau này vẫn ngẩng cao đầu vào đại học. Chúng tôi tự hào là thế hệ 6X”.

 

Thời đội mũ rơm đi học
Sau này, mũ rơm còn là quà của GS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tặng cho thầy trò trường THCS Nam Từ Liêm trong lễ khai giảng năm học mới.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *