Tên Tiếng Việt của một số địa danh và danh nhân nổi tiếng

Trước năm 1975 có nhiều tên gọi quốc gia, địa danh và tên riêng phiên âm qua âm Hán – Việt. Hiện phần lớn đã được phiên lại theo âm la tinh, nhưng nhiều tên gọi hiện nay vẫn được sử dụng và nghe quen tai.

Trước năm 1975, Indonesia được phiên âm là Nam Dương

Tên quốc gia và địa danh

Nữu Ước: (New York)

Hoa Thịnh Đốn: (Washington)

Mã Nhật Tân (Manhattan, khu trung tâm của New York)

Cựu Kim Sơn (San Francisco – bang California, Mỹ)

Phú Lang Sa (France)

Úc Đại Lợi (Australia)

Luân Đôn (London)

Phi Luật Tân (Philippine)

Tân Tây Lan (New Zealand)

Điện Cẩm Linh (điện Kremly)

Hoa Lệ Ước (Hollywood)

Mạc Tư Khoa (Moscow, thủ đô Nga)

Cơ Phụ (Kiev – thủ đô Ukraine)

Phục Nhĩ Gia (sông Volga)

Đa Não Hà (sông Danuble)

Ba Tây (Brazil)

A Phú Hãn (Afganishtan)

Gia Nã Đại (Canada)

A Mỹ Lợi Gia (America)

Á Căn Đình (Argentina)

Áo Môn (Macau)

Cao Ly (Korea)

Hạ Uy Di (Hawaii)

Hoành Quốc (Monaco, công quốc thuộc Pháp)

Hoành Tân (Yokohama – Nhật Bản)

Hung Gia Lợi (Hungary)

Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya – dãy núi)

Hương Cách Lý Lạp (Shangri La)

Còn Ireland được phiên âm thành Ái Nhĩ Lan

Mễ Tây Cơ (Mexico)

Tân Đức Lợi (New Delhi – Ấn Độ)

Hương Cảng (Hongkong)

Thánh Hà Tây (San Jose – California, Mỹ)

Tô Cách Lan (Scotland)

Uy Nê Tư (Venice – Ý)

Ái Nhĩ Lan (Ireland)

Ba Lê (Paris)

Bảo Gia Lợi (Bulgary)

La Tỉnh (Los Angeles – California, Mỹ)

Á Lan Đại (Atlanta)

Á Tế Sá (Asia)

Bá Linh (Berlin)

Bạch Nga (Belarus)

Bàn Môn Điếm (Panmomjum, khu phi quân sự chia đôi Nam – Bắc Triều Tiên)

Bình Nhưỡng (Pyongyung)

Băng Đảo (Iceland)

Cao Miên (Campuchia)

Chi Gia Kha (Chicago, bang Illinois, Mỹ)

Đông Hồi (Banglades)

Hán Thành (Seoul, thủ đô Hàn Quốc)

Đông Kinh (Tokyo)

Hồi Quốc (Oman)

Lục Xâm Bảo (Luxembourg)

Lỗ Mã Ni (Romania)

Mạnh Mãi (Mumbay, Ấn Độ)

Phú Sỹ (Fuji –ngọn núi ở Nhật)

Tân Đức Lợi (New Delhi, thủ đô Ấn Độ)

Tây Hồi (Pakistan)

Tây Nhã Đồ (Seattle, bang Washington, Hoa Kỳ)

Tích Lan (Sri Lanca)

Vọng Cát (Bangkok – thủ đô Thái Lan)

Trân Châu Cảng (Pearl Harbor).

Tân Gia Ba (Singapore)

Ý Đại Lợi ( Italia )

Nam Dương (Indonesia)

Mã Lai (Malaysia)

Lục Xâm Bảo (Luxembourg)

Mễ Tây Cơ (Mexico)

Nga, Nga La Tư (Russia)

Tích Lan (Srilanca)

Ô Khắc Lan (Ukraine)

Ái Nhĩ Lan (Ireland)

Mạc Tư Khoa (Moscow)

Tô Cách Lan (Scotland)

Xanh Pôn (Bệnh viện Saint Paul)

Micheal jackson được phiên âm thành Mạnh Khắc Lạc Khắc Tốn

Tên riêng

Nã Phá Luân (Napoleon)

A Lịch Sơn đại đế (Alexander đại đế)

Bối Đa Phần (nhạc sỹ Beethoven)

A Lịch Sơn Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes)

Đạt Lai Lạc Ma (Dalai Lama)

Kha Luân Bố (Colombo)

Lệ Ninh (Lenin)

Xã Lâm (Stalin)

Bát Lê Nhã (Brezhnev, cố Tổng bí thư Liên Xô)

Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, cố lãnh tụ Triều Tiên)

Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, cố lãnh tụ Triều Tiên, con trai Kim Nhật Thành)

Lỗ Bình Sơn (Robinson)

Mã Lý Lệ Mộng Cổ (diễn viên điện ảnh Marilyn Monroe)

Mã Khắc Tư (Karl Marx)

Mạnh Khắc Lạc Khắc Tốn (Micheal jackson)

Phi Cát (Picasso – họa sỹ).

Phaolo (Thánh St Paul)

Phê rô (Thánh St Peter)

Minh tinh màn bạc Marilyn Monroe được phiên âm thành Mã Lý Lệ Mộng Cổ

Nguyên do

Nhiều tên nghe lạ tai, khác hẳn với tên nguyên bản là do phiên âm qua tiếng Hoa. Tiếng Hoa không có âm “r” nên “r” được thay bằng âm “l”, như Rome thành La Mã; Paris thành Ba lê, Rumani thành Lỗ Ma Ni… Tiếng Hoa cũng không có âm “t” nên thay thế bằng âm “đ”, như Italy thành Ý-đại-lợi. Hoặc có khi phiên âm theo nghĩa, như Hắc Hải (Black Sea), Vạn Tượng (Vientiane). Hoặc diễn tả, như Hoa Kỳ (diễn tả quốc kỳ của U.S)…

Đây là tình trạng chung của nhiều nước. Như trong tiếng Nhật: Việt Nam được phiên âm thành  Bề tô na mư, Pháp là Fu ran sự. Tiếng Hàn phiên âm Việt Nam thành Bề thư nam…

Bây giờ ta không còn phiên âm qua âm Hán-Việt nữa, mà phiên theo âm la tinh, sát gần với tên nguyên gốc hơn. Vậy nên, nếu những người lớn tuổi bảo “Tôi vừa sang Tây Nhã Đồ (Seattle, bang Washington, Hoa Kỳ), ở đó có nhà lưu niệm của Mã Lý Lệ Mộng Cổ (Marilyn Monroe)”, chắc không ai hiểu nổi. Cũng như cầu thủ Messi phiên âm thành Mễ Xích, Ronaldo là Lỗ Nạp Đa, cựu Tổng thống Barack Obama thành Ba Nhĩ Áo Ba Mã… thì ai nói nấy nghe thôi.

Tuy nhiên, ngày nay cũng có một số người thích phiên âm qua âm Hán-Việt, như gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump thành Đỗ Nam Trung, nhưng đó chỉ là gọi chơi, hoặc viết trong một phạm vi hẹp (như trên mạng xã hội chẳng hạn) không phải ngôn ngữ chính thống được mọi người công nhận.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *