Ký ức về những vỏ bao thuốc lá xưa cũ
Bố ai thì cũng hút nhiều thuốc, các cụ nhà mình hầu như ai cũng có một thời hút thuốc. Văn hóa hút thuốc ở Việt Nam tuy không chính thức nhưng âm thầm tồn trong những câu chuyện gần gũi anh em, bạn bè, họ mạc. Cũng vì thế nên dù không được khuyến khích mà chẳng bảo tồn thì mình cũng mất đi hàng ti tỉ thứ hay ho.
Thuốc lá ở miền Nam Việt Nam:
Thuốc lá Quân tiếp vụ
Quân tiếp vụ là một bộ phận thuộc Tâm lý chiến VNCH. Đây là một cơ quan cung cấp hàng hóa nhu yếu phẩm như thuốc lá, bia, rượu, sữa, đường… cho binh sĩ VNCH và gia đình với giá thấp hơn giá thị trường.
ngoài J.bastos bao trắng được quân đội SG đặt hàng, hãng thuốc lá Juan Bastos (có nhà máy đặt ở khánh Hội, Q 4) còn sản xuất j.bastos bao đỏ và bao xanh bán ra thị trường
Thời đó trong quân đội SG còn có thuốc lá có tên là Ruby Queen màu xanh để phân biệt với nhãn hiệu cùng loại bán cho dân sự có mầu hồng. Thuốc lá Ruby Queen do hãng Mic sản xuất, nay là nhà máy thuốc lá Sài Gòn nằm ở đường Trần Phú, Q5
Tiếng lóng Sài gòn:
“Ok Salem” Salem (Sao em làm anh mệt) là loại thuốc lá Mỹ rất thông dụng, ý nói đồng ý, được rồi.
Ngoài các loại thuốc lá ngoại nhập như Pall Mall, Salem, Lucky Strike, Philip Morris, Camel, Winston, Marlboro… có rất nhiều nhãn hiệu thuốc được sản xuất tại Sài Gòn. E.Mélia “vàng” Mélia “vàng”, còn gọi là “Mélia Jaune”, là một trong những nhãn hiệu thuốc lâu đời nhất. Vào lúc mới tung ra sản phẩm, mỗi gói thuốc Mélia đều có một tấm hình chụp một cặp Tây Ðầm hôn nhau rất tình tứ, đó cũng là một cách tiếp thị! Chỉ có các ông Giáo sư và các thầy Thông, thầy Phán có tiền rủng rỉnh mới hút thứ thuốc “sang trọng” đó.
Nếu Mélia được coi là “sang trọng” thì Cotab được quảng cáo là “thuốc của giới ưu tú” (La cigarette de l’élite) còn Bastos “xanh” và Mic được coi là loại thuốc “đen”, nặng của giới lao động, thợ thuyền.
THUỐC CAPSTAN
Tại miền Nam xưa kia, thuốc này được nhiều dân tiêu dùng biết đến và có nhiều phụ đề khác nữa.
– Chiếc Áo Phong Sương Tình Ân Nghĩa.
Và ngược lại là :
– Nghĩa Ân Tình Sư Phụ Ân Chi.
– CHIẾC ÁO PHONG SƯƠNG TẠI ANH NGHÈO
– Chiếc Áo Phong Sương Tặng Ấm Nàng.
Và ngược lại là :
– Nặng áo Thư Sinh Phụ Áo Chàng.
– Cho Anh Phát Súng Tim Anh Nát.
Và ngược lại là :
– Nhờ Anh Tốt Số, Phận Anh Còn.
– Chiều Anh Phải Sáng Tối Ăn Nhậu ( Ông Bia Hơi há? )
– Chiếc Áo Phong Sương Tặng Anh Nhé
Và ngược lại là :
– Nặng Ân Tình Son Phấn Anh Cho
– Con Anh Phá Sản Tại Anh Ngốc
Và ngược lại là :
– Nhà Anh Thiếu Sữa Phải Ăn Cắp
– Công An Phường Sẽ Tóm Anh Ngay
Thuốc lá miền Nam sau năm 1975
Muốn hút thuốc thì phải có bật lửa hộp quẹt hay bao diêm, và nhãn bao diêm cũng là một thứ được thiết kế khá tưng bừng ngày xưa cũ.
Thuốc lá miền Bắc Việt Nam
Trong thập niên 60-70 của thế kỷ 20 ,tại miền Bắc Việt Nam thường có các loại thuốc sau:
1.Nhãn hiệu BA ĐÌNH (dùng cho cấp cao nhất)
2,Nhãn hiệu THĂNG LONG (dùng cho cán bộ cao cấp)
3.Nhãn hiệu THỦ ĐÔ (dùng cho cán bộ trung cấp)
4,Nhãn hiệu ĐIỆN BIÊN (Dùng cho cán bộ trung cấp và sơ cấp)
5.Nhãn hiệu TAM ĐẢO (dùng cho cán bộ sơ cấp)
6.Nhãn hiệu TRƯỜNG SƠN (dùng cho cán bộ sơ cấp)
7.Thuốc tự cuốn và thuốc ..LÀO
Do kinh tế khó khăn nên có câu thơ:
Tạm biệt ĐIỆN BIÊN,vãy chào TAM ĐẢO
Vượt TRƯỜNG SƠN ta tiến sang LÀO..
Hay tích cực hơn lại có cả bài thơ
Vi thằng giặc mỹ Giôn sơn
Nên ta phải vượt Trường Sơn qua Lào
Thủ đô xa tự năm nào
Giã từ Tam Đảo, vẫy chào Điện Biên
Nay mai chiến thắng trăm miền
Thủ đô, Tam Đảo, Điện Biên lại về.